Chuyển đổi số gắn kết chính quyền và người dân
Hà Nội triển khai 5 "sẵn sàng" phát triển kinh tế số Quyết tâm trở thành cường quốc về phát triển năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh Tạo đà để bứt phá từ chuyển đổi số |
Hiệu quả từ mô hình "phường số", "tổ dân phố chuyển đổi số"
Là một trong hai quận được TP chọn triển khai mô hình chuyển đổi số điển hình, quận Long Biên đã triển khai mô hình thí điểm chuyển đổi số cấp phường trên địa bàn năm 2023 - 2024 với 11 mô hình thí điểm gồm: hạ tầng phục vụ chuyển đổi số; cơ quan chuyển đổi số; bộ phận một cửa “Hiện đại - Chia sẻ - Hỗ trợ”; chuyển đổi số trong quản lý nhà nước; tổ dân phố chuyển đổi số; tổ công nghệ số cộng đồng; công dân số…
Ngay sau khi triển khai, đã có 10/11 mô hình được 14/14 phường đăng ký triển khai và bắt đầu thực hiện. Đáng chú ý, 5/14 phường đã đăng ký các mô hình mới gắn với thế mạnh từng phường, có thể kể đến như mô hình “Nhận diện khuôn mặt của công dân khi đến bộ phận Một cửa” tại Giang Biên; “Tuyến phố 4.0” tại phường Long Biên; “Ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá du lịch, giáo dục truyền thống địa phương” ở Việt Hưng; “Điểm truy cập wifi công cộng tại các nhà văn hóa phường” của Ngọc Lâm.
Ra mắt điểm phát wifi miễn phí tại khu vực công cộng phường trên địa bàn quận Long Biên. |
Quận Long Biên đã trang bị hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin cho bộ phận một cửa từ mô hình chuẩn của thành phố để nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ công trực tuyến; triển khai hệ thống mã QR động cho việc thanh toán trực tuyến, tích hợp với hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của thành phố, sử dụng biên lai điện tử tại bộ phận một cửa 14 phường; các phường hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID và kết hợp thanh toán phí, lệ phí trực tuyến.
Ngoài ra, quận Long Biên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, phát huy hiệu quả hoạt động của nhiều kênh mạng xã hội như Fanpage, Zalo để người dân trao đổi, phản ánh kiến nghị, đề xuất… cho thấy đây là mô hình chính quyền hoạt động thực sự công khai, minh bạch. Đồng thời, những mô hình “phường số”, “tổ dân phố chuyển đổi số” đã thu hút sự tham gia của người dân vào xây dựng chính quyền số.
Còn tại quận Đống Đa, phường Thổ Quan đã cho ra mắt mô hình "Tổ dân phố chuyển đổi số" và "Điểm phát wifi miễn phí" theo đề án về xây dựng mô hình "Tổ dân phố chuyển đổi số" đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và mô hình "Điểm phát wifi miễn phí". Mục tiêu của đề án là phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Tại mỗi điểm "Tổ dân phố chuyển đổi số" sẽ được bố trí các trang thiết bị như: bàn, ghế, máy tính, máy in, máy scan, hệ thống camera, màn hình cỡ lớn, thiết bị họp trực tuyến... để triển khai thực hiện. "Tổ dân phố chuyển đổi số" cung cấp hình thức hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, VNeID trong công tác tố giác tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, nhận lương, chế độ, bảo hiểm xã hội qua tài khoản ngân hàng, không dùng tiền mặt.
Các mô hình này sẽ tăng cường phương thức tuyên truyền về tính hiệu quả, hữu ích của mô hình "Tổ dân phố chuyển đổi số" tại mỗi địa bàn.
Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính qua quy trình điện tử
Triển khai chỉ đạo của thành phố, trong thời gian qua, các địa phương đã đẩy mạnh việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, nhiều sáng kiến được triển khai cở các quận, huyện để tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, số hóa hồ sơ, cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử.
Đối với quận Nam Từ Liêm, việc đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính qua quy trình điện tử đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, tạo thuận lợi cho công dân.
Nền hành chính được hiện đại hóa, thể hiện rõ nét qua việc thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành, cách thức làm việc và phục vụ của cơ quan nhà nước nhờ ứng dụng công nghệ thông tinh. Thủ tục hành chính được giải quyết bằng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến tạo sự công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tại quận, hiện nay, các văn bản (trừ văn bản mật) được ký số, gửi và nhận trên môi trường mạng; quận đã chỉ đạo quyết liệt việc ứng dụng chữ ký số trong việc phát hành văn bản điện tử.
Quận Nam Từ Liêm còn triển khai ứng dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu hộ tịch trong công tác giải quyết hồ sơ hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp hộ tịch phục vụ công dân; phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, quản lý và giải quyết đơn thư của quận; triển khai các hoạt động hỗ trợ hộ sản xuất, kinh doanh quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa đặc trưng, tiêu biểu tiềm năng của quận như: Cốm Mễ Trì, bún Phú Đô… trên hệ thống các sàn thương mại điện tử lớn.
Người dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa quận Nam Từ Liêm |
Đối với quận Tây Hồ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho người dân khi tới làm việc. Thủ tục hành chính được giải quyết bằng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến tạo sự công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, đến nay 100% văn bản đi, văn bản đến tại quận (trừ văn bản mật) đều được số hóa; cấp chứng thư số và chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho 55 tổ chức và 858 cá nhân, 893 tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành của thành phố tới cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân quận.
Sau 9 tháng triển khai Bộ Chỉ số chuyển đổi số quận Tây Hồ đã thực hiện 86/90 nhiệm vụ, đạt 95%. UBND quận tiếp tục chỉ đạo thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng lộ trình Đề án chuyển đổi số và xây dựng quận Tây Hồ thông minh đến giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Dự án “Số hóa kết quả thủ tục hành chính quận Tây Hồ” đã được đẩy mạnh triển khai thực hiện tại bộ phận một cửa quận và phường.