Bất động sản Quảng Nam sẽ “phá băng” bởi chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò
Phối cảnh chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò
Bài liên quan
Quảng Nam: Cần loại bỏ chủ đầu tư yếu kém, cứu thị trường bất động sản
Chu kỳ mới sau mùa dịch - Nhiều hợp tác hứa hẹn thúc đẩy thị trường bất động sản tăng tốc
Thị trường bất động sản Đồng Nai tăng sức hấp dẫn nhờ các siêu dự án hạ tầng
"Đường đua" bất động sản hậu Covid-19: Doanh nghiệp tăng tốc với những kế hoạch mới
Bất động sản Mỹ Đình “phá băng” thị trường ngay sau đại dịch
Tập đoàn T&T Group hợp tác chiến lược toàn diện với tỉnh Đồng Tháp
Sở hữu địa thế thuận lợi khi nằm giữa TP Đà Nẵng và đô thị cổ Hội An, Khu đô thị mới (KĐTM) Điện Nam - Điện Ngọc (TX Điện Bàn) được tỉnh Quảng Nam quy hoạch hàng chục khu đô thị hiện đại cùng các trung tâm giáo dục chất lượng cao, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Đặc biệt là chuỗi đô thị ven sông.
Cần giải quyết dứt điểm những tồn tại để phát triển
Cũng chính vì những lợi thế, tiềm năng hiện hữu của KĐTM Điện Nam - Điện Ngọc khiến thị trường bất động sản (BĐS) khu vực này có thời điểm “sốt” cực điểm. Số lượng giao dịch đất nền trong các năm từ 2017 đến khoảng giữa năm 2019 được giới BĐS đánh giá là sôi động nhất khu vực miền Trung, thu hút nhiều nhà đầu tư tới từ các tỉnh, thành, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa năm 2019, thị trường BĐS tại đây chững lại và rơi vào tình trạng ảm đạm. Sau đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua, nhiều sàn giao dịch đã phải tạm đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Lượng giao dịch đất nền dự án tại KĐTM Điện Nam - Điện Ngọc không đáng kể. Nhiều nhà đầu tư “ôm đất” giờ không thể bán ra hoặc khó bán vì giá đất nền giảm sâu.
Nguyên nhân thị trường BĐS Quảng Nam rơi vào tình trạng này xuất phát từ việc những chủ đầu tư dự án yếu kém, vi phạm cam kết. Ngoài ra, phải kể đến năng lực quản lý nhà nước của Quảng Nam còn nhiều bất cập, dẫn đến hệ lụy xấu mà chính khách hàng phải gánh chịu. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư của địa phương. Những khách hàng lớn từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh quay lưng với thị trường BĐS Quảng Nam. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng mà chính quyền tỉnh Quảng Nam cần khẩn trương có giải pháp khắc phục triệt để.
Điều đáng nói, những chủ đầu tư có năng lực thực sự, tuân thủ pháp luật cũng bị “vạ lây”. Hàng chục dự án BĐS ven sông Cổ Cò được đầu tư số vốn lớn hiện đang hoàn thiện các hạng mục về hạ tầng và đủ điều kiện để bán hoặc huy động vốn theo quy định nhưng vẫn chưa thể tung sản phẩm ra thị trường, nhiều chủ đầu tư rơi vào thế bí, đang phải cầm cự chờ thị trường BĐS ấm lại.
Phối cảnh Dự án Ngọc Dương Riverside tại phường Điện Ngọc |
Đại diện chủ đầu tư Dự án Ngọc Dương Riverside tại phường Điện Ngọc, TX Điện Bàn cho biết, dù đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dự án nằm ở vị trí đẹp sát sông Cổ Cò, ngay đường Dũng Sĩ Điện Ngọc thông ra bãi tắm Viêm Đông chỉ 500m, cách tuyến đường ven biển Đà Nẵng - Hội An 300m nhưng vẫn còn hơn 100 lô đất nền, việc bán ra đang gặp khó. Nhiều nhà đầu tư trong khu vực cũng như khách hàng ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vẫn còn tâm lý e ngại.
Chủ đầu tư dự án này cho rằng, chính quyền tỉnh Quảng Nam cần thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém, những sàn giao dịch làm ăn kiểu chụp giật, khẩn trương khắc phục những tồn tại, kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai hoặc không triển khai; Cùng với đó, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, khẩn trương khắc phục những tồn tại, nếu không sẽ ảnh hưởng đến những doanh nghiệp khác đang thực hiện dự án.
Bất động sản “phá băng” khi Cổ Cò thức giấc
Dự án Đại Dương Xanh và Coco Riverside tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn khi thị trường BĐS đóng băng. Dự án này nằm dọc ven sông Cổ Cò giáp với TP Hội An, được giới đầu tư BĐS đánh giá có vị trí lý tưởng, đặc biệt là chuỗi đất nền biện thự ven sông với những tiềm năng phát triển khá rõ nét khi sông Cổ Cò được khơi thông.
Phối cảnh chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò |
Được biết, hiện chủ đầu tư của 2 dự án đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối cùng về hạ tầng kỹ thuật để hoàn tất thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSD đất. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn chưa dám tung ra thị trường sản phẩm mới, bởi khung cảnh ảm đạm của BĐS tại thời điểm này.
Chủ đầu tư dự án Coco Riverside chia sẻ, dự án dù đã đủ điều kiện huy động vốn nhưng với thị trường như hiện nay rất khó cho doanh nghiệp, trong khi số tiền chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư là rất lớn. Chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện hạ tầng để hoàn tất các thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSD đất.
Tuy nhiên, dù ảm đạm thì cũng phải lên kế hoạch tung sản phẩm mới ra thị trường để thu hồi vốn. Nếu các chủ đầu tư đều sợ lợi nhuận của mình bị giảm sút mà nằm im, trong khi dự án đã đủ điều kiện theo quy định thì khó có thể sớm vực dậy uy tín cho thị trường BĐS tại khu vực này.
“Chúng tôi nhận định, thị trường BĐS của khu vực sẽ sôi động trở lại trong thời gian tới đây với đúng giá trị thực của nó, vì khách hàng đã nhìn thấy rõ tiềm năng phát triển. Bởi dự án khơi thông sông Cổ Cò cũng sẽ chính thức khởi công trong tháng 7 tới, dần hiện rõ hơn chuỗi đô thị cao cấp ven con sông này. Vấn đề là cần củng cố niềm tin cho khách hàng về pháp lý cũng như tiến độ thi công dự án; Hệ thống cây xanh được quy hoạch đồng bộ có nhiều điểm nhấn là sẽ ổn”, đại diện chủ đầu tư Coco Riverside nhận định.
Nhiều chuyên gia BĐS cũng đang có cái nhìn khả quan đối với thị trường BĐS tại khu vực này của Quảng Nam, đặc biệt là chuỗi đô thị ven sông. Bởi các chuyên gia cho rằng, mấu chốt của đầu tư BĐS là phải sinh lời.
Vì thế, việc Quảng Nam quy hoạch xây dựng thành phố ven sông Cổ Cò sẽ là động lực kinh tế, kích thích sự phát triển cho cả hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Tính chất cộng hưởng qua lại sẽ vực dậy kinh tế của cả một vùng thì không có chuyện BĐS ở đây “đóng băng” lâu được.
Đối với những nhà đầu tư dài hơi, có tầm nhìn, họ không hề lo lắng về khả năng sinh lời khi đầu tư vào những dự án BĐS ở đây. Họ nhận thấy rõ tiềm năng phát triển trong tương lai của khu vực là rất hiện hữu.