eMag azine
19/04/2023 09:00
Bài 4: Tạo chuyển động trong hệ thống chính quyền

19/04/2023 09:00

TTTĐ - Bằng việc đẩy mạnh và đổi mới, quyết liệt trong hoạt động giám sát, HĐND các cấp TP Hà Nội đã thúc đẩy hệ thống chính quyền vào cuộc giải quyết nhiều vụ việc, vấn đề gây bức xúc dư luận; Góp phần đưa các chính sách, kế hoạch của TP Hà Nội đi vào thực tiễn...

Chính quyền

Bài 4: Tạo chuyển động trong hệ thống chính quyền

Bằng việc đẩy mạnh và đổi mới, quyết liệt trong hoạt động giám sát, HĐND các cấp TP Hà Nội đã thúc đẩy hệ thống chính quyền vào cuộc giải quyết nhiều vụ việc, vấn đề gây bức xúc dư luận; Góp phần đưa các chính sách, kế hoạch của TP Hà Nội đi vào thực tiễn...

Từ cam kết tới quyết liệt thực hiện

Toàn TP Hà Nội hiện có 30 thiết chế văn hóa, thể thao cấp TP, 57 thiết chế văn hóa thể thao cấp huyện, 136 trung tâm văn hoá, thể thao cấp xã, 4.277 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố. Nhiều thiết chế văn hóa đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của Nhân dân.

Tuy nhiên, qua giám sát của Thường trực HĐND TP Hà Nội, các Ban HĐND TP và các ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập cần được quan tâm, khắc phục như: Các thiết chế văn hóa vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, xuống cấp cần được đầu tư, cải tạo. Chưa có nhiều các công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của Nhân dân. Trong khi đó, việc đầu tư các công trình bằng nguồn vốn ngân sách còn hạn chế. Việc huy động xã hội hóa đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao đạt kết quả chưa cao. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng nhưng việc quản lý, khai thác còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả...

Bài 4: Tạo chuyển động trong hệ thống chính quyền

Từ thực tiễn đó, tháng 4/2022, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn. Tại phiên giải trình, các đại biểu HĐND đã đề nghị thông tin rõ về một số địa phương còn thiếu nhà văn hoá hoặc nhà văn hoá đã xuống cấp trầm trọng, điển hình như Nhà văn hóa số 8 Hàng Bún (phường Nguyễn Trung Trực, Ba Đình).

Bài 4: Tạo chuyển động trong hệ thống chính quyền
Nhà văn hóa số 8 Hàng Bún (phường Nguyễn Trung Trực, Ba Đình)

Nhà văn hóa này thuộc diện tích tầng 1 của căn biệt thự cũ. Những năm gần đây, căn biệt thự này xuống cấp nghiêm trọng, mặc dù được cải tạo chống dột năm 2018 nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân bởi không gian sinh hoạt tối tăm, chưa kể bàn ghế, phông bạt hỏng, loa đài cũ kỹ.

Sau phiên giải trình, thực hiện cam kết trước HĐND, ngày 25/5/2022, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã rà soát công tác quản lý, khai thác, sử dụng các thiết chế văn hóa thể thao, có kế hoạch cải tạo, đầu tư, đảm bảo kinh phí thường xuyên để đầu tư khai thác đồng bộ. Ngay sau đó, UBND quận Ba Đình đã chỉ đạo UBND phường Nguyễn Trung trực khẩn trương cải tạo sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng số 8 Hàng Bún đồng thời phê duyệt phương án cải tạo với tổng mức đầu tư là hơn 620 triệu đồng.

Ông Lê Thất Thành, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình cho biết: UBND TP có giao UBND quận tổ chức cải tạo Nhà sinh hoạt cộng đồng trong tháng 8/2022 để cuối tháng 8 đưa vào sử dụng. Các phòng ban của quận đã hỗ trợ pháp lý, tiến độ thi công, nhờ vậy đảm bảo đúng tiến độ.

Nhà văn hóa số 8 Hàng Bún (phường Nguyễn Trung Trực, Ba Đình)

Đến nay, người dân khu dân cư số 2, phường Nguyễn Trung Trực đã yên tâm sinh hoạt văn hóa hội họp mà không lo mưa rột. Còn ông Trần Đức Báu, Bí thư chi bộ khu dân cư số 2 phường Nguyễn Trung Trực thì vô cùng cảm động trước sự quan tâm của TP, chính quyền tới các công trình mà người dân là đối tượng được thụ hưởng đầu tiên. Đặc biệt là lời cam kết của Chủ tịch UBND quận Ba Đình trước đại biểu của HĐND TP và cử tri Thủ đô trong phiên giải trình của HĐND TP Hà Nội đã được nghiêm túc triển khai, thực hiện đúng tiến độ và chất lượng.

Tại kỳ họp thứ 10 của HĐND TP Hà Nội, việc xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Quang Minh 1, huyện Mê Linh, Hà Nội cũng là một nội dung bức xúc dân sinh được đại biểu đưa ra chất vấn. Trả lời về vấn đề này tại phiên chất vấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết: Khu công nghiệp Quang Minh 1 được xây dựng Nhà máy xử lý nước thải công suất 7.600m3/ngày đêm, hiện đã đạt được 6.000m3/ngày đêm. Đến nay, đã có 134 doanh nghiệp đấu nối vào nhà máy để xử lý, còn một công ty duy nhất là Công ty may chưa tổ chức đấu nối vào hệ thống xử lý chung.

Cùng với việc làm rõ những khó khăn, vướng mắc, việc cam kết thực hiện nội dung này đã được đưa vào Nghị quyết số 29/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND TP về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 10; Đồng thời, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 143/UBND-TH ngày 16/1/2023 nhấn mạnh nội dung: "Đối với việc đấu nối hệ thống xử lý nước thái của một số doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp Quang Minh" và nội dung cam kết "Chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Quang Minh và doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong Khu công nghiệp Quang Minh thực hiện đầu nối trong năm 2023".

Kỳ họp thứ 10 (kỳ họp thường lệ), HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026
Kỳ họp thứ 10 (kỳ họp thường lệ), HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết: Ngay sau khi nhận được HĐND TP chất vấn tại kỳ họp thứ 10, ngày 25/12/2022, ông đã trực tiếp xuống Công ty TNHH may mặc xuất khẩu Vit - Garment và Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức để kiểm tra tại thực địa và chỉ đạo thực hiện việc đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Quang Minh.

Ngày 3/1/2023, Công ty TNHH may mặc xuất khẩu Vit - Garment và Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức ký hợp đồng xử lý nước thải và đến ngày 27/1/2023, hai đơn vị trên ký Biên bản thỏa thuận đấu nổi 1 điểm xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải trập của Khu công nghiệp Quang Minh, đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.

Ngày 8/2/2023, UBND huyện Mê Linh đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đánh giá tổng thể việc xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Quang Minh. Kết quả kiểm tra ghi nhận toàn bộ các đơn vị hoạt động trong Khu công nghiệp đã đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Nhiều dự án được đẩy nhanh, hoàn thành theo tiến độ

Lật giở lại báo cáo của UBND TP Hà Nội về các cam kết trước HĐND tại kỳ họp thứ 9 cho thấy, đã có nhiều dự án đã được đẩy nhanh và dự kiến hoàn thành đảm bảo tiến độ nhờ đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn; Kiên quyết chỉ đạo chấm dứt với dự án không bảo đảm tiến độ.

Bài 4: Tạo chuyển động trong hệ thống chính quyền

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, ngay sau khi HĐND TP ban hành kết luận của chủ tọa tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 và Kỳ họp thứ 7, UBND TP đã ban hành các Kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tập trung triển khai; Tổ chức nhiều các họp, giao ban kiểm điểm tiến độ, kiểm tra thực địa các dự án.

Đồng thời rà soát các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách trong công tác điều hành, giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền công tác quản lý Nhà nước và cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh các quy định pháp luật có liên quan phù hợp với thực tiễn… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

Kết quả đã có nhiều dự án đã được đẩy nhanh và dự kiến hoàn thành đảm bảo tiến độ như: Dự án Đường Vành đai 3,5 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32); Dự án Tiếp nước cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Phú, huyện Ba Vì; Dự án Bảo tồn khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng, huyện Hoài Đức; Các dự án cấp nước tập trung trên địa bàn thành phố; Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng, huyện Đan Phượng…

Phối cảnh dự án Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn I
Phối cảnh dự án Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn I

Một số dự án đã được UBND TP, các ngành xem xét, giải quyết khó khăn, tồn tại, tình hình thực hiện đã có chuyển biến tích cực, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt để tháo gỡ, xử lý dứt điểm những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới như: Dự án Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1; Dự án Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị và văn phòng cho thuê Xuân La; Dự án Trạm cấp nước thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức; 2 dự án cụm công nghiệp tại huyện Phú Xuyên và huyện Sóc Sơn; Dự án Khu đô thị AIC, huyện Mê Linh; Dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm; Dự án Cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm; Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Thành phố (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa)…

Đối với các dự án không đảm bảo tiến độ, nhà đầu tư không đủ năng lực, UBND TP đã kiên quyết chỉ đạo chấm dứt hoạt động dự án, như: Dự án nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại thôn Lễ Thượng, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên; Dự án Khu hỗn hợp Văn phòng - thương mại, dịch vụ - nhà hàng và giải trí tại số 153 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ; Thu hồi đất đã giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án để xây dựng trường học công lập - Dự án Trụ sở giao dịch và khách sạn tại số 6 phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa...

(Còn nữa)

Bài viết: Thành Lộc

<< Xem bài 3

Xem bài 5 >>

Bài viết liên quan:

Bài 1: Từ Quốc hội "chuyển động" tới HĐND Bài 2: Tích cực đổi mới, đi trước làm gương Bài 3: "Điểm sáng" trong "điểm sáng" Bài 5: Xây dựng hệ thống các biện pháp phát huy vai trò giám sát
Bài 4: Tạo chuyển động trong hệ thống chính quyền

Thành Lộc