eMag azine
19/05/2024 09:00
Bài 4: Bản lĩnh của những người canh giữ “ngọn hải đăng”

19/05/2024 09:00

TTTĐ - Bí thư Chi bộ tại nước ngoài được ví như người thuyền trưởng giữ vai trò chủ chốt gìn giữ ngọn “hải đăng” của Đảng bừng sáng. Nếu không có tinh thần trách nhiệm, không đủ năng lực và sự nhiệt huyết thì người đảm nhận vai trò ấy khó có thể hoàn thành trọng trách được giao phó.

giữ

Bài 4:  Những thuyền trưởng ngày đêm canh giữ ngọn “hải đăng”

TTTĐ - Bí thư Chi bộ tại nước ngoài được ví như người thuyền trưởng giữ vai trò chủ chốt gìn giữ ngọn “hải đăng” của Đảng bừng sáng. Nếu không có tinh thần trách nhiệm, không đủ năng lực và sự nhiệt huyết thì người đảm nhận vai trò ấy khó có thể hoàn thành trọng trách được giao phó.

Thực tiễn đã chứng minh: Cán bộ nào thì phong trào ấy! Chi bộ nào có người đứng đầu tiên phong, gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm thì chi bộ đó đoàn kết, tập thể vững mạnh, hoạt động nề nếp, hiệu quả, bảo đảm được kỷ cương, kỷ luật.

Bài 4:  Những thuyền trưởng ngày đêm canh giữ ngọn “hải đăng”

Được kết nạp vào Đảng khi vừa tròn 20 tuổi là một bước ngoặt lớn với Nguyễn Quang Khánh (sinh năm 1998, quê Hải Dương). Đây là nguồn động viên, khích lệ và cũng là cơ hội để chàng trai trẻ không ngừng phấn đấu rèn luyện, ra sức thi đua vì một Việt Nam hùng cường.

Quang Khánh hiện đang là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ theo chương trình học bổng toàn phần từ Đại học Hanyang (Seoul, Hàn Quốc) và tập đoàn Hyundai Motor về chuyên ngành Hóa lý, Hóa học vật liệu và cũng là Bí thư chi bộ trẻ nhất tại Hàn Quốc.

Là người “thuyền trưởng” trẻ với trọng trách cao cả, Quang Khánh luôn gương mẫu đi đầu, sáng tạo và linh hoạt trong phương thức triển khai đưa các Nghị quyết của Đảng đến với từng cán bộ, Đoàn viên Thanh niên tại nước ngoài.

Quang Khánh cho hay, việc đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại là một trong những nhiệm vụ quan trọng được chỉ ra tại Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Bài 4:  Những thuyền trưởng ngày đêm canh giữ ngọn “hải đăng”

Nguyễn Quang Khánh (thứ 2 từ trái qua) hiện là Bí thư chi bộ trẻ nhất tại Hàn Quốc

Tại mỗi buổi sinh hoạt Chi bộ, Quang Khánh luôn dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn thận các tài liệu liên quan đến nghị quyết, chủ trương đường lối của tổ chức Đảng theo hệ thống tài liệu cấp trên cung cấp. Từ đó triển khai bằng nhiều hình thức sáng tạo như dưới dạng cuộc thi tìm hiểu, cuộc thi báo cáo chuyên đề,...

“Các hoạt động này tạo môi trường thiết thực, gần gũi cho Đảng viên và quần chúng ưu tú trong chi bộ, giúp họ dễ dàng tiếp thu, trao đổi và đóng góp ý kiến. Góp phần lan tỏa mạnh mẽ đến với cộng động sinh viên trong khu vực nói riêng và cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc nói chung.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tuyên truyền các nghị quyết, chủ trương của Đảng đến với cán bộ đảng viên và các quần chúng cũng được Chi bộ chúng tôi tập trung chú trọng nhằm từng bước số hóa đảm đảm truyền đạt thông tin thuận tiện, kịp thời, nhanh chóng”, Quang Khánh nói.

Tốt nghiệp thủ khoa tại Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh và cũng là thủ khoa thạc sĩ ngành Viễn thông tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) với số điểm tuyệt đối 4.5, Ngô Hoàng Tú (sinh năm 1997, quê Bình Thuận) hiện đang tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ, đồng thời cũng là Phó bí thư chi bộ tại Hàn Quốc.

Trên cương vị của mình, Hoàng Tú lúc nào cũng cũng trăn trở: Làm thế nào để đưa nghị quyết của Đảng tới từng Đảng viên tại chi bộ một cách hiệu quả?. Điều này cũng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở tại Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “Điều quan trọng lúc này là đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, là tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả. Làm sao để khắc phục được tình trạng Nghị quyết thì đúng, thì hay, nhưng chậm đi vào cuộc sống; thậm chí có trường hợp nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít”.

Do đó, người đứng đầu Chi bộ giống như những người thuyền trưởng ứng phó nhanh, xử lý tình huống nhanh, miệng nói, chân bước, tay làm. Luôn luôn nắm rõ các nghị quyết, chủ trương, mục tiêu, giải pháp… và nắm rất vững tình hình thực tiễn của chi bộ để triển khai một cách hiệu quả.

Bài 4:  Những thuyền trưởng ngày đêm canh giữ ngọn “hải đăng”

Ngô Hoàng Tú (ở giữa) nhận giải Báo cáo viên Xuất sắc nhất năm 2022

“Vai trò của người đứng đầu Chi bộ như một ngọn đèn dẫn đường, hướng dẫn cho cộng đồng về hướng phát triển đúng đắn, làm cho ý chí cộng đồng trở nên mạnh mẽ và đồng lòng. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải không ngừng nỗ lực, không ngừng học hỏi và luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân để có thể thực sự trở thành những lực lượng đồng lòng, góp phần vào sự phồn thịnh của đất nước”, Hoàng Tú nhấn mạnh.

Đối với các Nghị quyết và Chủ trương liên quan đến Đoàn thanh niên và học sinh, sinh viên ở nước ngoài, chi bộ giao cho các đồng chí Đảng viên phổ biến tới từng đoàn viên, thanh niên của đơn vị mình. Đồng thời, kênh truyền thông của Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc và các chi hội trực thuộc cũng sẽ hỗ trợ phổ biến các nghị quyết và chủ trương quan trọng của Đảng.

Để thực hiện được điều này, Hoàng Tú phải là người tiên phong tìm hiểu các quyết định và chủ trương này đầu tiên, rồi mới có thể truyền thông hiệu quả. Tích cực tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm và các cuộc gặp gỡ để giải đáp thắc mắc và góp ý thảo luận với phía Đảng bộ và các cấp lãnh đạo khác. Đồng thời, người đứng đầu chi bộ cũng luôn luôn lắng nghe những phản hồi quan trọng từ cộng đồng, nhằm điều chỉnh, phát triển các hoạt động một cách linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế.

Bài 4:  Những thuyền trưởng ngày đêm canh giữ ngọn “hải đăng”

Tháng 6/2019, Phạm Nguyễn Như Quỳnh (sinh năm 1997, quê TP HCM) tốt nghiệp thủ khoa ngành Hóa học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh và nhận được học bổng toàn phần bậc thạc sĩ ngành Hóa học, Trường Đại học Chulalongkorn (Bangkok, Thái Lan).

Do được kết nạp Đảng từ khi học năm thứ 3 đại học nên ngay sau khi tới Thái Lan, Như Quỳnh đã được tin tưởng và giao nhiệm vụ Phó bí thư chi bộ. Đến tháng 8/2022 thì giữ chức Bí thư Chi bộ kiêm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan.

Như Quỳnh cho biết, việc phát triển quần chúng ưu tú (QCƯT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được chi bộ đặc biệt quan tâm nhằm tuyển chọn và bồi dưỡng những cá nhân có phẩm chất đạo đức, có năng lực và tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Bài 4:  Những thuyền trưởng ngày đêm canh giữ ngọn “hải đăng”

Phạm Nguyễn Như Quỳnh tại lễ Tuyên dương Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương năm học 2022 - 2023

Từ năm 2021, chi bộ đã tiên phong đề xuất với Đảng ủy tại Thái Lan về việc đăng cai tổ chức lớp nhận thức về Đảng cho cán bộ, nhân viên và lưu học sinh Việt Nam có nguyện vọng, nhu cầu đứng vào hàng ngũ của Đảng.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch tổ chức lớp, đề ra các chỉ tiêu, yêu cầu dành cho các QCƯT. Lực lượng này đều được các đồng chí Đảng viên trong các chi bộ hay Ban chấp hành của Hội đều đề cử giới thiệu. Đến nay, Hội đã tổ chức triển khai lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 20 QCƯT, đã có 2 quần chúng được kết nạp vào Đảng”, nữ bí thư chi bộ cho hay.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho QCƯT, một tầm nhìn chiến lược dựa trên Chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên từ Trung ương Hội đã được thực hiện một cách hiệu quả như: Phong trào “Sinh viên 5 tốt”, thành lập các diễn đàn học thuật cho toàn thể sinh viên các trường, tổ chức và khuyến khích lưu học sinh tham gia vào các dự án, hoạt động cộng đồng về chủ trương, nghị quyết của Đảng,...

Tương tự, tại Hàn Quốc, Bí thư chi bộ Nguyễn Quang Khánh cũng luôn xác định phát triển Đảng viên là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng và củng cố tổ chức Đảng, việc phát hiện, bồi dưỡng các đối tượng QCƯT luôn được chi bộ chú trọng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Quang Khánh chia sẻ, với lực lượng nòng cốt là các sinh viên, nghiên cứu sinh tham gia học tập, công tác tại Hàn Quốc, QCƯT được giới thiệu đứng vào hàng ngũ của Đảng qua 2 kênh giới thiệu gồm: các Chi Hội Sinh viên Việt Nam các trường Đại học và từ Đảng viên chính thức giới thiệu.

Sau khi được giới thiệu, QCƯT sẽ có khoảng thời gian tối thiểu 1 năm tham gia sinh hoạt, trao đổi, giao lưu cùng chi bộ và tham gia lớp học bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

Bài 4:  Những thuyền trưởng ngày đêm canh giữ ngọn “hải đăng”

Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan thường xuyên tổ chức lớp, đề ra các chỉ tiêu, yêu cầu dành cho các quần chúng ưu tú

Một số hoạt động phong trào do Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức như: Hội nghị các nhà khoa học trẻ, Ngày hội sinh viên, Ngày hội thể dục thể thao…chính là nơi để các bạn hội viên rèn luyện, giao lưu, đồng thời cũng là nơi dễ dàng phát hiện những cá nhân xuất sắc để giới thiệu cho tổ chức Đảng.

Những hoạt động giao lưu như: Giải Cầu lông Seoul mở rộng, cuộc thi Báo cáo chuyên đề về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đồng chí Võ Văn Kiệt, cuộc thi Tìm hiểu Lịch sử kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cuộc thi Tìm hiểu về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc... là những hoạt động cũng được Chi bộ tổ chức thường niên nhằm tạo môi trường cho đội ngũ quần chúng ưu tú giao lưu, học hỏi, rèn luyện và phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Thấm nhuần lời dạy của Bác: "Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt". Như Quỳnh, Quang Khánh và Hoàng Tú đều mong rằng, những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nước ngoài ngày càng trong sạch, vững mạnh; tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ, góp phần chung sức xây dựng chi bộ Đảng ngày càng phát triển, đi đầu với lớp lớp thế hệ Đảng viên trẻ ưu tú.

(Còn nữa)

Bài viết: Nguyễn Dũng - Đình Trung - Nguyễn Hiền

Trình bày: Phạm Thành

Thành Trung