eMag azine
10/03/2023 09:00
Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội

10/03/2023 09:00

TTTĐ - Các kỳ họp bất thường đã mở ra một phương thức làm việc mới của Quốc hội, quyết đáp kịp thời hơn các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

Quốc hội

Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội

Các kỳ họp bất thường đã mở ra một phương thức làm việc mới của Quốc hội, quyết đáp kịp thời hơn các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Với những đổi mới mạnh mẽ trong cách thức tổ chức các kỳ họp, Quốc hội khóa XV đã thể hiện rõ nét hình ảnh một "Quốc hội hành động", tạo bước tiến vững chắc, quan trọng để tiến tới một "Quốc hội hoạt động thường xuyên".

Kỳ vọng một quốc hội luôn đổi mới, hành động

Từ các kỳ họp bất thường cho thấy quyết tâm của Quốc hội Khóa XV tiếp tục kế thừa và “gạn đục, khơi trong” để tìm kiếm dư địa hoạt động mới, thực sự đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, thể hiện đúng tinh thần Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam; Đại diện cho ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

Đặc biệt, việc tổ chức kỳ họp bất thường đã khẳng định thông điệp về một Quốc hội luôn đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích của Nhân dân.

Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), kỳ họp bất thường là một sự đổi mới đặc biệt nhất của Quốc hội khóa XV. Quốc hội họp bản chất là giải quyết những vấn đề của thực tiễn đề ra, càng gần với dân, càng sát với nguyện vọng của cử tri và càng cụ thể thì càng hiệu quả, ích lợi.

Ông Nguyễn Anh Trí cho rằng, với các kỳ họp bất thường, đại biểu Quốc hội được tham gia một cách hữu hiệu, kịp thời với những vấn đề của xã hội, hơi thở của cuộc sống. Đây là một nhìn nhận rất đúng, rất trúng, rất kịp thời và khẳng định sự quyết liệt, quyết tâm và đồng hành cùng với nhân dân, cùng với cử tri để giải quyết vấn đề cấp bách của đất nước.

Còn theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung, giảng viên cao cấp Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Thành công cũng như kết quả tại các kỳ họp bất thường đã minh chứng cho tính kịp thời, đúng đắn của Quốc hội Việt Nam trong bối cảnh thực tiễn có nhiều biến động như hiện nay.

Bà Nhung dẫn chứng, tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ hai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh, “Kỳ họp bất thường lần này là hoạt động bình thường của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn”, cho thấy, tinh thần chủ động của Quốc hội. Chính phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bản lĩnh, quyết liệt tổ chức và thực hiện thành công.

Bên cạnh đó, thành công của các kỳ họp bất thường cũng cho thấy, hình ảnh một Quốc hội Việt Nam hành động vì lợi ích của Nhân dân. Đây chính là nền tảng, bước tiến vững chắc để hướng tới một “Quốc hội hoạt động thường xuyên” trong tương lai “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”.

Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, các kỳ họp bất thường dần sẽ trở thành bình thường trong hoạt động của Quốc hội để kịp thời quyết đáp những vấn đề cấp bách theo yêu cầu của cuộc sống. Đặc biệt, trong thời điểm có nhiều tác động từ điều kiện thế giới và trong nước, có những vấn đề phải giải quyết ngay thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Nếu cứ chờ hai kỳ họp thông lệ hàng năm thì chắc chắn có một số việc không được giải quyết kịp thời, có những việc sẽ chậm trễ.

Thống nhất cao với việc Quốc hội tổ chức kỳ họp này bên cạnh kỳ họp thường lệ, đại biểu Phạm Thúy Chinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang cho rằng, việc tổ chức kỳ họp bất thường không chỉ để giải quyết những vấn đề cấp bách, gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội mà còn nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp của Quốc hội nói chung và nâng cao chất lượng dự án Luật nói riêng cũng như để những kỳ họp bất thường trở thành bình thường, gắn với ý thức trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội khi tham gia thảo luận, cho ý kiến vào dự án Luật. Việc tổ chức kỳ họp bất thường bên cạnh kỳ họp thường lệ cũng góp phần cải tiến hoạt động chất vấn của Quốc hội.

Đưa các kỳ họp lên tầm cao mới

Với quyết tâm tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Quốc hội, việc nâng cao chất lượng kỳ họp luôn được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh với quan điểm chuẩn bị “từ sớm, từ xa”, lấy chất lượng kỳ họp làm chính.

Mới đây, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, việc ban hành Nghị quyết là cấp bách và cần thiết, nhằm kịp thời triển khai thi hành Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội. Nghị quyết gồm 5 chương với 19 điều và các phụ lục, biểu mẫu ban hành kèm theo với những nội dung cơ bản liên quan đến việc tổ chức kỳ họp bất thường, kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và họp trực tuyến; Về hồ sơ nhân sự và thể lệ bỏ phiếu kín…

Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội

Ban soạn thảo đã tổ chức nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đúc kết kinh nghiệm từ tổng kết thực tiễn tiến hành các kỳ họp Quốc hội, nhất là các giải pháp đổi mới, sáng tạo, có hiệu quả trong tổ chức các kỳ họp trực tuyến và họp trực tiếp kết hợp với trực tuyến thời gian qua để hướng dẫn, quy định phù hợp trong dự thảo Nghị quyết; Đã lấy ý kiến tham gia của Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết; Hướng dẫn cơ bản đầy đủ các nội dung được Quốc hội giao trong Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Một điểm đáng chú ý của Nghị quyết là quy định về kỳ họp bất thường theo hướng quy định cụ thể về cách thức xử lý yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường của các chủ thể có thẩm quyền.

Trong đó, về tổ chức kỳ họp bất thường, Nghị quyết nêu rõ: Trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường, gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường kèm theo hồ sơ, tài liệu nếu nội dung đề xuất thuộc trách nhiệm chuẩn bị của mình đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước 7 ngày tính đến ngày đề xuất tổ chức kỳ họp bất thường, trừ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác nhân sự. Thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường phải trước ít nhất là một ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo.

Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội

Trường hợp đại biểu Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường, đại biểu Quốc hội gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Văn bản yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường có thể do một hoặc nhiều đại biểu Quốc hội cùng yêu cầu, ký tên.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp các yêu cầu của đại biểu Quốc hội trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp gần nhất trước đó đến trước 8 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, triệu tập kỳ họp bất thường khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu về cùng nội dung.

Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường thì dự kiến nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp bất thường để báo cáo Quốc hội.

Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình yêu cầu hoặc khi nhận được yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội về việc tổ chức kỳ họp bất thường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chuẩn bị nội dung và gửi hồ sơ, tài liệu đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra về nội dung đó và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp. Trong yêu cầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Khi thẩm tra hồ sơ, tài liệu trình kỳ họp bất thường, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm thể hiện rõ quan điểm về điều kiện, chất lượng của hồ sơ, tài liệu.

Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội

Trên cơ sở xem xét hồ sơ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền trình, ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc triệu tập kỳ họp bất thường.

Trình tự, thủ tục tiến hành xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp bất thường; Hồ sơ, tài liệu của kỳ họp bất thường; Thông tin về kỳ họp bất thường được thực hiện theo các quy định về kỳ họp của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nội quy kỳ họp Quốc hội và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc Quốc hội quy định rõ hơn về việc tổ chức các kỳ họp bất thường đã khẳng định thêm quan điểm của Quốc hội khóa XV trong việc đổi mới hoạt động, vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước; Nhất là trong bối cảnh, tình hình hiện nay có thể sẽ còn nhiều các kỳ họp bất thường khác.

Từ đây, những kỳ họp "bất thường" sẽ trở thành hoạt động “bình thường” của Quốc hội, thể hiện đúng tinh thần “Quốc hội đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, cùng Chính phủ giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra”...

Bài viết: Lam Dương - Hạnh Nguyên

Đồ họa: Phạm Mạnh

<< Xem bài 2

Bài viết liên quan:

Bài 1: Đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của thực tiễn Bài 2: Dấu ấn những quyết sách
Bài 3: Nâng tầm hoạt động Quốc hội

Phạm Mạnh