eMag azine
18/11/2024 09:00
Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn "xé rào"

18/11/2024 09:00

TTTĐ - Thực tiễn chứng minh, từ quyết tâm đổi mới, Hà Nội đã thúc đẩy, khơi dậy tinh thần dấn thân, chủ động, sáng tạo trong cán bộ, đảng viên, đem lại hiệu quả cao.

đổi mới

Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào
Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Lời nói của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đã được chứng minh qua thực tiễn cuộc sống. Những cán bộ đứng đầu một địa phương, cơ quan hay tổ chức luôn hành động quyết đoán, dám đột phá vì lợi ích chung, sẽ đem lại hiệu quả to lớn, trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ mai sau.

Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào

Vào những năm 60 của thế kỷ 20, đồng chí Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc được cả nước biết đến là người đã “xé rào” cơ chế với chủ trương “khoán hộ” trong nông nghiệp. Chủ trương “khoán hộ” là hướng đi tích cực, tìm tòi cách thức quản lý mới trong nông nghiệp, gắn lợi ích của người nông dân với kết quả lao động nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Đây là quá trình đổi mới tư duy nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục yếu kém về công tác quản lý tại các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc lúc bấy giờ.

“Khoán hộ” chính là những đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn, là cơ sở quan trọng để Trung ương từng bước hoạch định chủ trương đổi mới quản lý trong nông nghiệp. Trên cơ sở thí điểm ở các địa phương, ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100-CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng "khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong hợp tác xã nông nghiệp”. Lần đầu tiên khoán sản phẩm chính thức trở thành cơ chế quản lý mới trong cả nước với tên gọi “khoán 100”. Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp” (còn gọi là khoán 10).

Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào
Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào

Bước vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới, một sự kiện làm nức lòng đồng bào miền Nam khi đó là quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về phương án giải quyết tình trạng thiếu điện ở miền Nam, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế. Giữa các phương án tìm nguồn điện cho miền Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chọn phương án xây dựng đường dây siêu cao áp truyền tải điện năng với cáp điện 500kV, trải dài gần 1.500km đi từ miền Bắc, qua 14 tỉnh, thành phố để đưa điện vào Nam.

Ngày 5/4/1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đưa ra quyết định khởi công xây dựng đường dây tải điện 500kV Bắc - Nam và hạ quyết tâm hoàn thành trong 2 năm. Cho đến nay, các cán bộ lão thành ngành Điện lực vẫn luôn khẳng định, ông Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt) đã giải quyết vấn đề cấp thiết của đất nước bằng một quyết định táo bạo và đánh cược bằng sinh mệnh chính trị của mình. Tâm, tầm và tinh thần quyết đoán, dám nghĩ, dám làm của người lãnh đạo mới có thể đưa đường dây điện dài nhất lịch sử về đích trong 2 năm.

Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào

Tại Hà Nội, trong dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, người Hà Nội đều nhắc nhớ đến bác sỹ Trần Duy Hưng, vị Chủ tịch đầu tiên của Thủ đô với lòng tự hào, cảm phục và yêu mến.

Ông là người đại diện của trí thức, của văn hóa, của một thế hệ lãnh đạo tài năng, đức độ, gần dân, vì dân, đúng nghĩa là công bộc của dân, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: "Một con người của Nhân dân, một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức hôm nay và mai sau."

Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào

Thực hiện đường lối của Đảng về phục hồi và phát triển kinh tế, Chủ tịch Trần Duy Hưng mạnh dạn triển khai và chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách mạnh mẽ, đưa Hà Nội trở thành ngọn cờ đầu của nhiều phong trào thi đua sản xuất như “Năm xung phong”, “Ba sẵn sàng.”

Về nông nghiệp, thành phố đạt năng suất lúa cao nhất miền Bắc. Các hoạt động công - thương nghiệp, chăn nuôi và trồng rau xanh luôn đi đầu cả nước. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên có mô hình nhà lắp ghép rồi từ đó nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Là một trí thức, ông hiểu rõ giá trị của tầng lớp trí thức nên đã vận động nhiều trí thức tư sản như ông Nguyễn Tử Trinh, Trịnh Văn Bô tham gia chính quyền, sử dụng kinh nghiệm và trí tuệ của họ vào công cuộc phát triển thành phố.

Ông cũng là người dám đột phá với những chủ trương không dễ dàng vào thời điểm đó. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Nhà nước có chính sách phân phối nhà cho cán bộ, công chức.

Được sự nhất trí của Thành ủy, Chủ tịch Trần Duy Hưng đã triển khai việc bán căn hộ theo cách trả dần cho cán bộ, một mặt để thành phố có thêm ngân sách, mặt khác các gia đình có điều kiện tự quản lý, sửa chữa nhà cửa phù hợp với nhu cầu.

Đặc biệt, khi Hà Nội khan hiếm một số mặt hàng thiết yếu do đang trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, ông đã cho phép tư nhân sản xuất thủ công một số mặt hàng gia dụng thiết yếu nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân.

Video tư liệu: Chủ tịch Trần Duy Hưng cùng đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội vào ngày 10 tháng 10 năm 1954.

Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ông còn là vị Chủ tịch có tầm nhìn của tương lai. Trong suốt thời gian đảm nhiệm trọng trách, ông đã đưa ra những quy hoạch tổng thể để Hà Nội đẹp lên từng ngày với dấu ấn đậm nét trong hàng loạt những công trình tầm cỡ về kinh tế, văn hóa và xã hội của Thủ đô, như đường Thanh Niên, công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô... cùng các phong trào thi đua có sức lan tỏa lớn, những ngày lao động xã hội chủ nghĩa với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", "Trung ương và địa phương cùng lo”.

Chủ tịch Trần Duy Hưng cũng là người gợi mở ý tưởng "biến" Hà Nội thành một thành phố “soi bóng sông Hồng”, đưa khu vực xung quanh sông Hồng rộng lớn, mang đầy trầm tích văn hóa lịch sử, trở thành một trong những khu trung tâm về kinh tế - văn hóa của Thủ đô. Và trong suốt quãng thời gian còn lại của cuộc đời, ông đã gắng hết sức mình vì một Hà Nội thân yêu.

Đó là 3 người nổi bật trong số hàng trăm, hàng ngàn các cán bộ không ngại khó, ngại khổ, dám nghĩ, dám làm, dám thể hiện bản lĩnh, luôn trách nhiệm với công việc. Chính những cá nhân này đã dám “mở đường” ở những lĩnh vực mới, khó và sẵn sàng tìm giải pháp tạo đột phá, vì lợi ích của cơ quan, đơn vị, vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân...

Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, muôn việc thành công, hoặc thất bại đều do cán bộ tốt, hoặc kém. Cán bộ chỉ dám nghĩ, dám làm hiệu quả khi có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực, kinh nghiệm công tác, khả năng dự báo và xử lý tốt các tình huống xấu xảy ra, nhất là những vấn đề chưa có tiền lệ. Ông cha ta từng nói "Có cứng mới đứng đầu gió"; nếu không, chỉ làm hỏng việc; làm đại, làm liều lại càng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến phá hoại.

Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề “rất trọng yếu”, “quyết định mọi việc”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang đặt ra cấp thiết.

Trao đổi với các học viên cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề “rất trọng yếu”, “quyết định mọi việc”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang đặt ra cấp thiết”.

Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào

Công tác cán bộ là một trong những công tác trọng yếu của Đảng, là nhân tố trực tiếp quyết định thành công của mọi công việc, đó là nguyên lý. Theo đó, việc phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, nhất là bố trí sử dụng cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.

Về phẩm chất, yêu cầu đối với cán bộ trong giai đoạn cách mạng mới, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đột phá vì lợi ích chung; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của Nhân dân lên trên hết, trước hết.

Cán bộ có bản lĩnh, quyết tâm cao, sẵn sàng dấn thân, hy sinh lợi ích cá nhân; Dám đi đầu, đổi mới, loại bỏ cái cũ, cái lạc hậu; khơi thông điểm nghẽn, giải quyết vướng mắc, ách tắc trong thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; giải quyết những vấn đề sai sót tồn đọng, kéo dài hoặc đột phá đối với những vấn đề mới chưa có quy định hoặc quy định chồng chéo, thiếu thống nhất, khó thực hiện. Cán bộ cần có năng lực cụ thể, tổ chức thực hiện, đưa chủ trương chiến lược của Đảng vào thực tiễn từng bộ, ban, ngành, địa phương (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển hạ tầng chiến lược, cải cách triệt để thủ tục hành chính…).

(Còn nữa)


Bài viết liên quan loạt bài "Cán bộ dấn thân vào việc mới, việc khó: Tạo đột phá đưa Thủ đô phát triển trong kỷ nguyên mới":

Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân Bài 3: Những thủ lĩnh "truyền cảm hứng" Bài 4: Gỡ "nút thắt" để khơi nguồn sáng tạo

Thực hiện: Lam Dương - Phạm Mạnh

Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn xé rào

Xem bài 2 »

Phạm Mạnh Lam Dương