eMag azine
30/07/2024 10:00
Bài 1: Đánh thức thành phố "ngủ sớm"

30/07/2024 10:00

TTTĐ - Thời gian gần đây, tại thành phố Hà Nội ghi nhận hàng loạt mô hình hoạt động kinh tế về đêm, ví như các khu phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm. Trong một năm, mấy quận huyện khai trương phố đi bộ, vài chương trình nghệ thuật về đêm mở cửa đón khách - tất cả đều được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu ứng tích cực về mặt doanh thu, giải trí hay xây dựng thương hiệu, điểm đến. Tour đêm tại nhà tù Hoả Lò, Phố ẩm thực Tạ Hiện (Tây Hồ), phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây đang phần nào đáp ứng được mong mỏi, trở thành điểm những ngọn đuốc tiên phong trong xây dựng kinh tế đêm của Thủ đô.

thành phố

Phần 1: Đánh thức thành phố ngủ sớm

LTS: “Kinh tế đêm rất tuyệt vời”, “phát triển kinh tế đêm là đòn bẩy để kích cầu du lịch”, “cần thiết phải thúc đẩy kinh tế đêm” … là những điều dễ dàng đọc trong các báo cáo, hoặc nghe từ những buổi hội thảo, thuyết trình. Về mặt thực tiễn, trên địa bàn Hà Nội, nhóm tác giả đã ghi nhận nỗ lực của những cá nhân, tổ chức năng động, sáng tạo và không ít cơ quan tiên phong trong xây dựng mô hình hướng tới phát triển kinh tế đêm. Một số mô hình thực sự đã mang lại hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên, qua trao đổi với các chuyên gia đầy kinh nghiệm, hay những nhà quản lý nhiều tâm huyết, cùng các doanh nhân lăn lộn “thực chiến” với thị trường du lịch, thì hành trình xây dựng kinh tế đêm tại Thủ đô vẫn còn nhiều điểm nghẽn, làm rào cản để trái tim của cả nước thực sự bứt phá. Trong đó, cơ chế, chính sách, con người, sự tham gia của yếu tố doanh nghiệp… đều là những “bài toán” khó khăn. Trong điều kiện ấy, nhà khoa học, nhà quản lý, đơn vị lữ hành, nghệ nhân đều cố gắng cống hiến các giải pháp nhằm “thắp sáng” bức tranh kinh tế đêm tại Thủ đô.

Bài 1: Đánh thức thành phố ngủ sớm

Thời gian qua, tại Hà Nội ghi nhận hàng loạt mô hình hoạt động kinh tế về đêm, ví như các khu phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm. Trong một năm, mấy quận huyện khai trương phố đi bộ, các chương trình nghệ thuật về đêm mở cửa đón khách - tất cả đều được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu ứng tích cực về mặt doanh thu, giải trí hay xây dựng thương hiệu, điểm đến. Tour đêm tại nhà tù Hoả Lò, Phố ẩm thực Tạ Hiện (Hoàn Kiếm), hay như phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây đang phần nào đáp ứng được mong mỏi, trở thành những ngọn đuốc tiên phong trong công cuộc xây dựng kinh tế đêm của Thủ đô.

Bài 1: Đánh thức thành phố ngủ sớm

Cách hồ Hoàn Kiếm chừng 50km, với nếp nhà cũ kỹ hàng trăm năm tuổi, tường xây đá ong rêu phong, cùng nếp sinh hoạt có từ xa xưa, làng cổ Đường Lâm vẫn được coi là địa phương “quê nhất trong các làng quê Bắc Bộ hiện tại”. Hàng trăm năm qua, thói quen khó bỏ, cố hữu của dân làng là ngủ sớm. Quá 21h, họ đóng cổng kín hai cánh cổng gỗ, vắt ngang thanh chốt, thế là nhà ai biết nhà đó. Im lìm!

Một số người nung nấu quyết tâm thay đổi thói quen ngủ sớm của làng Đường Lâm. Tiên phong có thể kể tới nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát. Anh vốn đã rất nổi tiếng. Các sản phẩm mỹ nghệ từ sơn mài của nghệ nhân sinh năm 1986 này được đại diện cho thị xã Sơn Tây tại các lễ hội thiết kế sáng tạo. Anh bán được nhiều sản phẩm, thu nhập cao nhưng vẫn còn đó những trăn trở món nợ với làng cổ.

Anh Nguyễn Tấn Phát bày tỏ: “Bây giờ, làng Đường Lâm là điểm đến du lịch. Du khách trong và ngoài nước nườm nượp tới đây tham quan (gần 1 triệu lượt khách theo thống kê năm 2023), chụp những bức hình lưu niệm, uống cốc trà xanh, ăn vài cái kẹo lạc. Rồi họ rời đi – hầu như không chi tiêu. Vì thế, những người làm du lịch tại Đường Lâm buộc phải tìm tòi xây dựng các sản phẩm đêm nhằm níu chân du khách, biến làng cổ trở thành điểm đến xứng đáng để họ móc hầu bao”.

Khai trương từ hồi đầu năm 2024, “Đêm Làng cổ” là sản phẩm về đêm mà anh Nguyễn Tấn Phát cùng cộng sự triển khai. Như tên gọi, “Đêm làng cổ” diễn ra vào tối thứ Bảy hàng tuần, khu vực tổ chức chính là cổng làng Đường Lâm, giới thiệu nhiều nét đặc trưng trong đời sống văn hóa, ẩm thực của vùng đất giàu có về truyền thống văn hoá này.

Phần 1: Đánh thức thành phố ngủ sớm

"Đêm làng cổ" tại Đường Lâm đã trở thành một điểm du lịch cộng đồng thu hút đông đảo khách du lịch trong nước.

Anh Nguyễn Tấn Phát gõ cửa các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại Đường Lâm để thuyết phục họ tham gia “Đêm làng cổ”. Vì thế, tại đây có các gian hàng bày bán sản phẩm do chính bàn tay người dân trong làng làm ra. Đó là đồ lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch; ẩm thực đặc trưng như bánh chè lam, bánh gai, kẹo lạc, kẹo dồi, bánh tẻ, thịt quay đòn, gà mía...

Đặc biệt, “Đêm làng cổ” là nơi trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: Múa rồng, múa trống, hát chầu văn, thổi sáo, hát quan họ… do thành viên các câu lạc bộ trong làng biểu diễn, cùng các trò chơi dân gian. Tại các không gian sáng tạo trong làng như “Phatstudio”, “Nghề làng”, du khách có thể tìm hiểu về nghề làm sơn mài, trải nghiệm các hoạt động workshop, hoạt động sáng tạo...

Khi ra mắt sản phẩm trải nghiệm “Đêm làng cổ”, đông đảo người dân và du khách hào hứng tham gia trong không khí làng quê đậm chất nông thôn Bắc Bộ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi Làng cổ Đường Lâm ngày càng thu hút đông khách lưu trú qua đêm. Ước tính, mỗi tối cuối tuần có hàng trăm khách lưu trú tại đây.

Như một kết quả tất yếu, lượng khách tham quan tại thị xã Sơn Tây cũng ngày càng nhiều, nhất là khi địa phương này tập trung phát triển du lịch, xây dựng nhiều sản phẩm mới. UBND xã Đường Lâm và Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm đã kết nối với các resort, khu nghỉ dưỡng lân cận để đưa khách đến trải nghiệm sản phẩm mới này.

Ông Nguyễn Đăng Thạo, Giám đốc Ban quản lý Làng cổ Đường Lâm cho hay, các hoạt động tại “Đêm làng cổ” được xây dựng bởi chính người dân Đường Lâm. Các hoạt động được dàn dựng gắn với lịch sử, đặc trưng văn hóa của di tích làng cổ, qua đó, lan toả hình ảnh của Đường Lâm.

“Đêm làng cổ” là một hoạt động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển công nghiệp văn hóa ở Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Việc tổ chức các hoạt động theo hướng khai thác giá trị văn hóa làng cổ vừa tăng trải nghiệm cho khách, đồng thời góp phần phát huy giá trị điểm đến du lịch ý nghĩa này. Hơn nữa, sự kiện đêm tại làng cổ Đường Lâm có thể mang lại nhiều giá trị và ý nghĩa, thu hút du khách đến tham quan làng cổ vào buổi tối, tăng cường nguồn thu du lịch cho địa phương”, ông Thạo nhận xét và cho biết thêm: “Việc kinh doanh buổi tối có thể tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân bán hàng để kiếm thêm thu nhập, góp phần vào sự phát triển kinh tế của làng. Sự kiện đêm có thể là nơi để trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống, giới thiệu văn hóa, nghệ thuật của làng cổ Đường Lâm cho du khách và người dân địa phương”.

Cùng với “Đêm làng cổ”, tại thị xã Sơn Tây cũng đang vận hành phố đi bộ quanh thành cổ (từ năm 2022), “Phiên chợ làng Mô” tại điểm du lịch xã Kim Sơn. Chính quyền thị xã đánh giá, các sản phẩm đêm đã mang lại hiệu quả tích cực, đầy hứa hẹn.

Cụ thể, năm 2023, khách du lịch đến thị xã Sơn Tây ước đạt 1.175.000 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 22.400 lượt. “Đáng chú ý, lượng khách lưu trú tại thị xã tăng mạnh. Sơn Tây đang dần chứng tỏ sức hút với khách du lịch, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế của địa phương”, Bí thư Thị uỷ Sơn Tây Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Phần 1: Đánh thức thành phố ngủ sớm

Phố đêm là đặc sản thu hút khách du lịch của quận Hoàn Kiếm.

Rời cửa ngõ Tây Nam Thủ đô, trở lại khu vực trung tâm Hà Nội, đặc sản phố đêm đã và đang trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với Hà Nội, đồng thời góp phần phát huy giá trị của di sản văn hóa, lịch sử của Thủ đô.

Để phát huy các giá trị văn hóa, xúc tiến du lịch, thu hút du khách, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch, thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm với phạm vi hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, vận chuyển, tài chính - ngân hàng bổ trợ cho các hoạt động kinh tế đêm.

Nhìn chung, quận Hoàn Kiếm có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm nhờ vào các yếu tố như: An ninh chính trị ổn định, di sản văn hóa, lịch sử phong phú và đa dạng, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc, thời tiết tương đối dễ chịu, tập trung một lượng lớn dân số trẻ… góp phần thu hút và tăng thời gian lưu trú của du khách.

Bên cạnh đó, sự đa dạng của các hoạt động văn hóa, du lịch như: Tham quan Di tích Nhà tù Hỏa Lò; Chợ đêm Đồng Xuân; các không gian đi bộ trong khu vực phố cổ, hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; Nhà thờ Lớn; Nhà hát Lớn; đền Ngọc Sơn… cũng là lợi thế lớn giúp Hoàn Kiếm xây dựng các chuỗi hoạt động kinh tế đêm.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Lê Anh Thư cho hay, các hoạt động này không chỉ thu hút du khách trong và ngoài nước mà còn tôn vinh các giá trị của di sản văn hóa, lịch sử, các điểm du lịch trên địa bàn quận trở thành điểm hẹn ưa thích cho cả người dân địa phương và du khách thập phương, đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh và dịch vụ đóng góp vào sự tăng trưởng của quận.

Phần 1: Đánh thức thành phố ngủ sớm

Các không gian đi bộ trong khu vực phố là lợi thế lớn giúp Hoàn Kiếm xây dựng các chuỗi hoạt động kinh tế đêm

Không gian đi bộ tại khu vực phố cổ, hồ Gươm góp phần đưa Hoàn Kiếm thực sự trở thành “quận du lịch” khi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thương mại dịch vụ được tổ chức quy củ và hấp dẫn.

Năm 2023, quận Hoàn Kiếm đã có 8/15 sản phẩm được lựa chọn là sản phẩm du lịch đêm Hà Nội để giới thiệu và quảng bá tới du khách, gồm: Tour du lịch thăm quan Di tích nhà tù Hỏa Lò, Không gian đi bộ khu phố cổ-hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Rối nước Thăng Long, Tour ẩm thực Tống Duy Tân – Tạ Hiện – Chợ đêm Đồng Xuân, Tuyến xe điện Đồng Xuân, Dịch vụ dạo phố bằng xích lô, Phố sách Hà Nội, Chương trình nghệ thuật Huyền thoại tuổi thanh xuân – Sống mội đời đáng sống tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Bài 1: Đánh thức thành phố ngủ sớm

V

ề mặt khái niệm, kinh tế đêm được hiểu là tất cả những hoạt động dịch vụ diễn ra trong giai đoạn từ 18h hôm trước cho đến 6h sáng hôm sau, bao gồm các dịch vụ về văn hóa (biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc, vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm và các hoạt động trải nghiệm tại các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm).

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhận định: Kinh tế đêm là xu hướng chung của các nước phát triển. Đó là thời gian để họ trao đổi, gặp gỡ và vui chơi giải trí sau giờ làm việc, vì thế các dịch vụ kinh doanh vào ban đêm phát triển rất mạnh mẽ. Trước đây, rất nhiều khách du lịch đến Hà Nội than phiền rằng cuộc sống về đêm ở đây khá buồn tẻ. Chúng ta chưa có nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch tương xứng trong khoảng thời gian này.

Hồi tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Trong đó, Hà Nội được chọn là một trong những địa phương triển khai thí điểm. Thành phố Hà Nội cũng đánh giá phát triển kinh tế đêm là đòn bẩy cho du lịch Thủ đô.

Phần 1: Đánh thức thành phố ngủ sớm

Khai thác tốt tiềm năng kinh tế ban đêm sẽ thúc đẩy việc mua sắm, chi tiêu của du khách, đồng thời là đòn bẩy cho sự phát triển của Thủ đô.

Về vấn đề này, PGS. TS Phạm Trung Lương - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch nhận định: Trước tới nay, Hà Nội luôn được du khách biết đến một điểm đến mà chỉ có hoạt động ban ngày. Thời điểm buổi tối, trước 22 giờ, khách du lịch có thể có tham gia một số hoạt động nhất định. Nhưng sau đó, hầu như là không không còn hoạt động gì nữa. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả trong phát triển du lịch, không chỉ đối với Hà Nội, mà còn đối với cả nước nói chung.

“Trước giai đoạn COVID-19, kinh tế ban đêm mang lại 35,1 tỷ USD mỗi năm cho thành phố New York (Mỹ). Tại Vương quốc Anh, trung bình doanh thu hàng năm từ loại hình này đạt 66 tỷ bảng và tạo ra hơn 1,3 triệu việc làm. Tại Australia, quy mô doanh thu từ kinh tế ban đêm ở các khu đô thị lớn đạt tới 136 tỷ đô la Australia trong năm 2018, tương đương 5% quy mô kinh tế nước này.

Tổ chức Deloitte Access Economics dự báo, nền kinh tế ban đêm của Sydney (Australia) có thể tăng trưởng 60% lên 43 tỷ đô la Australia (26 tỷ euro) nếu thành phố cải tạo và hỗ trợ cơ sở hạ tầng và các hoạt động ban đêm hiệu quả hơn. Như vậy, khai thác tốt tiềm năng kinh tế ban đêm sẽ thúc đẩy việc mua sắm, chi tiêu của du khách, đồng thời là đòn bẩy cho kinh tế địa phương”, PGS. TS Phạm Trung Lương phân tích.

Thực tế, theo báo cáo của UBND quận Hoàn Kiếm, các hoạt động kinh tế đêm mang lại nguồn thu khoảng trên 4.000 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là số lượng khách lưu trú tăng mạnh (gần 2 triệu lượt vào năm 2023). Quận này kỳ vọng lượng khách lưu trú sẽ đạt gần gấp đôi (trên 3 triệu lượt) vào năm 2024.

Không đơn thuần mang lại hiệu quả kinh tế, phát triển các hoạt động về đêm còn đóng vai trò là công cụ quảng bá hình ảnh, văn hóa địa phương, tạo động lực mới cho sự phát triển xã hội.

Phần 1: Đánh thức thành phố ngủ sớm

PGS. TS Phạm Trung Lương nói thêm: Các hoạt động văn hóa, xã hội, giải trí thuộc kinh tế ban đêm là công cụ thu hút khách du lịch hiệu quả tại nhiều quốc gia. Mô hình này không những thúc đẩy phát triển du lịch, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương mà xét trên góc độ văn hóa, kinh tế ban đêm có thể quảng bá hình ảnh, văn hóa bản địa của địa phương, vùng miền. Mặt khác, các hoạt động vui chơi, giải trí thuộc kinh tế ban đêm tạo ra không gian cơ bản để tăng cường giao tiếp xã hội và phát triển ý thức bản thân, đặc biệt cho giới trẻ.

Cũng về vấn đề này, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Hà Nội Lê Bá Dũng cho rằng, bước đầu, phát triển kinh tế đêm tại Hà Nội đang đi đúng hướng, cung cấp các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của du khách. "Về lâu dài, kinh tế đêm chắc chắn sẽ trở thành thành phần quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng chung của Thủ đô", ông Dũng nhấn mạnh.

Bài viết: Vũ Cường

Trình bày: Thành Trung

Trung Đức Vũ Cường