Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama

08:48 | 11/10/2024
TTTĐ - Bức tranh panorama trưng bày tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tạo được nhiều ấn tượng cho du khách nước ngoài tham quan Hà Nội.
Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Tình nguyện hân hoan phục vụ Lễ kỷ niệm Giải phóng Thủ đô Y tế Thủ đô phát triển theo mô hình thông minh
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Bức tranh panorama dài 12m với chủ đề “Hà Nội: Kháng chiến - Dựng xây - Đổi mới” được triển khai bởi UBND phường Trúc Bạch, thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), trưng bày tại không gian triển lãm đầu ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Qua nét cọ tỉ mỉ của 60 họa sĩ, 3 giai đoạn của Thủ đô được thể hiện khéo léo tương ứng với các chủ đề khác nhau. Các trường đoạn tranh gắn kết, hoà quyện mang đến cho người xem cái nhìn đậm nét về Hà Nội qua các thời kỳ, từ thời chiến đến hiện tại
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Giai đoạn 1 mang chủ đề "Kháng chiến": Tái hiện nơi diễn ra sự kiện nổ mìn nhà máy điện Yên Phụ (1946) - phát hiệu lệnh toàn quốc kháng chiến, gợi nhớ về những hy sinh và lòng dũng cảm của quân và dân ta
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Giai đoạn 2 chính là hình ảnh Trúc Bạch và Hà Nội sau khi hòa bình lập lại, một giai đoạn đánh dấu sự phục hồi, tái thiết và dựng xây đất nước với chủ đề "Dựng xây"
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Giai đoạn 3 - "Đổi mới" miêu tả Trúc Bạch của hiện tại, đi kèm với đó là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, từ Khu phố ẩm thực đêm sôi động đến dự án Tuyến tàu điện số 6, biểu tượng cho những giá trị di sản lịch sử, văn hóa và tương lai tươi sáng của quận Ba Đình cũng như Thủ đô Hà Nội
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Qua 3 giai đoạn - 3 chủ đề, bức tranh thể hiện ý chí kiên cường của quân và dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời, người xem thấy được tinh thần chịu thương, chịu khó, đồng lòng xây dựng Tổ quốc sau khi đất nước hòa bình, thống nhất của Nhân dân Việt Nam
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Du khách Alexandra Emil đến từ Thụy Điển bày tỏ: "Một người bạn Việt Nam đã giải thích cho tôi ý nghĩa, hoàn cảnh ra đời của dòng chữ "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Khi đến Hà Nội và được thấy sự bình yên như vậy, tôi không thể nào tưởng tượng nổi trong quá khứ đã có những chuyện gì xảy ra đối với Hà Nội, đối với đất nước của các bạn. Tôi phải nói rằng thế hệ đi trước của các bạn thật phi thường"
Ấn tượng với bức panorama tái hiện năm tháng Thủ đô
"Tôi rất ấn tượng về lịch sử của Việt Nam và cũng đã xem nhiều bức ảnh tư liệu của Hà Nội tại Hồ Gươm. Khi thấy bức tranh này, các hình ảnh cứ thế hiện ra trong đầu tôi. Tôi hiểu thông điệp mà bức tranh mang lại, người dân Việt Nam đã chiến đấu với tinh thần thép, ý chí thép, để giành lấy hòa bình", du khách Jacob Shawn (đến từ Canada) cho biết
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Cũng tại không gian triển lãm Đảo Ngọc - Ngũ Xã, du khách còn có thể khám phá dự án "Tuyến tàu điện số 6" mang tên "Toa bao cấp: Bếp - chạn - mâm". Đây là dự án tái hiện lại không khí thời bao cấp của Hà Nội, với những trang trí, bối cảnh, đồ vật tưởng chừng chỉ có thể thấy trong ảnh tư liệu cũ
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Những chiếc xe đạp cà tàng, xe đạp Phượng Hoàng một thời bao cấp xưa
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Không khó để người xem có thể nhận thấy "Toa bao cấp" cùng các khu vực khác của dự án "Tuyến tàu điện số 6" chính là các chi tiết được thể hiện sinh động trong phần tranh chủ để "Đổi mới" của bức panorama
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Khu vực "Rạp chiếu bóng lưu động"
Khách Tây thán phục tinh thần Thủ đô qua bức tranh panorama
Khu vực "Bảng tin khu phố"

Minh Khiêm

Bản quyền thuộc https://tacnghiep.tuoitrethudo.vn/